Tương tự như các căn bệnh xã hội khác khác, giang mai cũng có mức độ lây lan nhanh qua đường tình dục và tác nhân chủ yếu là do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.
Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra triệu chứng nguy hiểm, trong đó, săng giang mai là một trong những biểu hiện điển hình. Bài viết sau các chuyên gia bệnh xã hội Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại sẽ chia sẻ nhiều hơn về “săng giang mai có biểu hiện như thế nào?”
Săn giang mai?
Săng giang mai là biểu hiện thường gặp và tiêu biểu của bệnh giang mai trong giai đoạn đầu. Sau từ 3 đến 6 tuần khi bị tấn công bởi xoắn khuẩn giang mai, người bệnh sẽ phát hiện ra những tổn thương hay còn gọi là săng giang mai này. Ban đầu, săng giang mai thường là những tổn thương riêng lẻ, xuất hiện ở các vị trí khác nhau, chủ yếu là ở vùng kín và cơ quan sinh dục và vị trí mà vi khuẩn giang mai thâm nhập như miệng (nếu có quan hệ bằng miệng).
ĐẶC ĐIỂM CỦA SĂNG GIANG MAI
Săng giang mai có hình dáng là những vết trợt nông, có hình cung, tròn hoặc bầu dục và đường kính khoảng từ 0,5 đến 2 cm. Những tổn thương này có bề mặt bằng phẳng, ít khi có bờ, có đáy sạch, màu đỏ tươi như thịt sống, trơn và bóng láng.
Săng giang mai không có cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy, thường là có nền rắn và cứng như sụn, Cũng không có mủ.
VỊ TRÍ THƯỜNG XUẤT HIỆN CỦA SĂNG GIANG MAI
Vi khuẩn giang mai tấn công cơ thể và khiến săng giang mai xuất hiện ở nhiều nơi, tuy nhiên, tập trung chủ yếu nhiều ở cơ quan sinh dục của nam và nữ. Trường hợp ở nam giới, săng sẽ xuất hiện ở dương vật, quy đầu, rãnh quy đầu, miệng sáo, da bìu và dây hãm. Trường hợp giang mai ở nữ giới, săng sẽ được phát hiện ở âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, môi lớn, môi bé hay mép sau của âm hộ.
Ngoài ra, săng giang mai còn có thể xuất hiện ở một số vị trí khác nếu có tiếp xúc với dịch khuẩn như: miệng, hậu môn, ngón tay - chân, vú, trán, lưng, ngực,…
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SĂNG GIANG MAI
Săng giang mai thường có biểu hiện tự khỏi sau từ 6 đến 8 tuần, do đó, có khá nhiều người bệnh chủ quan, cho rằng bệnh đã được đẩy lùi, tuy nhiên, các chuyên gia bệnh xã hội Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại cho biết, giai đoạn này chỉ là một trong những biểu hiện ủ bệnh của giang mai, sau đó, bệnh có thể bùng phát nhanh trở lại với những biến chứng nguy hiểm mà không lường trước được.
Trong giai đoạn này, tổn thương có thể biến mất, tuy nhiên xoắn khuẩn giang mai vẫn tiếp tục hoạt động và lây lan nhanh cho người khác chỉ qua sự tiếp xúc thông thường, nếu cơ thể có các vết trầy xước.
Ban đầu, săng giang mai chỉ được cho là dấu hiệu cơ bản của bệnh giang mai, tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, săng giang mai có thể gây ra những tình trạng hết sức nguy hiểm như có thể tấn công gây hoại tử dương vật, ung thư dương vật và cổ tử cung.
Săng giang mai nếu để duy trì và phát triển, thì tình trạng này có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm về sau như: gây tổn hại đến hệ tim mạch, trung khu thần kinh, hệ xương khớp và hệ tuần hoàn máu,....
Do đó, các chuyên gia bệnh xã hội Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại khuyến cáo. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh giang mai nói riêng, và các bệnh xã hội khác nói chung, người bệnh cần phải tích cực điều trị bệnh sớm bằng các biện pháp phù hợp, được chỉ định bởi các chuyên gia.
Tránh trường hợp chủ quan, sống chung với bệnh, khiến bệnh có cơ hội phát triển cũng như lây lan cho người khác, đồng thời cũng ngăn chặn các biến chứng về sau bằng cách không được điều tị tự ý tại nhà bằng thuốc.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại về vấn đề “Săng giang mai có biểu hiện như thế nào?”. Để được cung cấp nhiều thông tin hơn, hoặc có nhu cầu được thăm khám và điều trị, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 1800.6921 hoặc 0865.776.663 để được gặp gỡ và trò chuyện cùng các chuyên gia của chúng tôi.
Nguồn bài viết tham khảo: https://infogram.com/sang-giang-mai-la-gi-cach-chua-tri-benh-giang-mai-1h0n25rmgexl4pe