Đốt sùi mào gà là phương pháp chữa sùi mào gà phổ biến được áp dụng trên nhiều bệnh nhân bị sùi mào gà. Tuy nhiên các phương pháp đốt sùi mào gà có hiệu quả không và bao lâu thì khỏi? Cùng tìm hiểu những thông tin được bác sĩ chuyên khoa chia sẻ dưới đây.
Sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn, gây ra bởi chủng virus HPV. Về lý thuyết, bất kì ai từng quan hệ tình dục đều có thể mắc bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu xuất hiện ở các đối tượng thường quan hệ với nhiều người, không dùng bao cao su hoặc quan hệ với người có nguy cơ mắc bệnh, nhất là quan hệ với gái mại dâm.
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà dễ dàng nhận biết. Trong đó bao gồm những khác thường ở bộ phận sinh dục mà bạn đã nhắc đến như sau: Xuất hiện mụn sùi ở bộ phận sinh dục hoặc ở hậu môn, chúng có thể mọc đơn lẻ thành những nhú gai hoặc thành chùm giống như bông súp lơ hay mào gà. Bề mặt ẩm ướt, dễ xây xước và chảy mủ, mùi hôi.
Sùi mào gà dẫn đến các nguy hại cho sức khỏe người bệnh, dẫn đến viêm tử cung, cổ tử cung, ung thư tử cung ở nữ, ung thư dương vật ở nam giới. Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Thai phụ mắc sùi mào gà sinh con dễ bị dị tật, nhiễm virus sùi mào gà. Để hỗ trợ chữa trị sùi mào gà, ngoài phương pháp nội khoa (dùng thuốc), thì phương pháp đốt sùi mào gà đã và đang được sử dụng rộng rãi.
Phương pháp đốt sùi mào gà
Đốt điện
Đốt là dùng 2 đầu điện cực tạo nên lượng nhiệt lớn nhưng tập trung vào đầu đốt nhỏ, sau đó cho tiếp xúc với mụn sùi để cắt đứt mụn sùi.
Ưu điểm của đốt mụn sùi là cắt rất nhanh nốt sùi, nếu đầu đốt tích hợp công nghệ cầm máu thì sẽ ít chảy máu.
Nhược điểm lớn nhất khi đốt bằng điện áp cao là gây đau đớn, điện giật và dễ tai biến ở những người tăng huyết áp, bệnh tim mạch, thần kinh yếu dễ kích động… Dễ để lại sẹo xơ, không tiêu diệt triệt để mầm bệnh, vẫn có khả năng tái phát.
Đốt laser
Đốt Laser là cũng là công nghệ mới, dùng nhiệt lượng để làm biến đổi gián tiếp bề mặt mụn sùi, tùy vào cường độ của nhiệt lượng ánh sáng laser mà làm hủy từng lớp mụn sùi. Ưu điểm đốt laser là đầu đốt không tiếp thời gian lâu vào mụn sùi, cơ thể không phải chịu lượng nhiệt lớn trong thời gian ngắn nên đỡ đau hơn và ít tai biến do điện giật hơn.
Nhược điểm của đốt laser là dễ gây bỏng do tia laser, thời gian giãn cách giữa 2 lần đốt cần cách xa để chờ vết cháy ở trên da hoặc niêm mạc lành lại rồi mới đốt tiếp. Tuy nhiên không thể làm rụng mụn sùi vĩnh viễn mà nguy cơ tái phát lại vẫn rất cao, do không tiêu diệt triệt để được virus HPV.
Đốt bằng hơi ni lạnh (áp lạnh)
Sử dụng một đầu có chứa ni tơ lạnh áp xuất cao, tiếp xúc với bề mặt mụn sùi, đến một thời gian vài giây khiến cho bề mặt mụn sùi đông lạnh (quá trình gây đông lạnh biến mô tại chỗ thành tinh thể bột), sau đó dùng vật dụng sắc để cạo đi phần mảng sùi đã mủn.
Ưu điểm của áp ni tơ lạnh là mảng sùi nhìn có vẻ gọn gàng, ít đau nhưng nhược điểm là chi phí tốn kém, bác sĩ đòi hỏi có kinh nghiệm thực hiện, ít có cơ sở y tế thực hiện, và điều quan trọng nhất là mụn sùi vẫn tái phát.
Chữa bệnh sùi mào gà tận gốc, triệt để, không tái phát bằng phương pháp ALA – PDT
Phương pháp chữa bệnh sùi mào gà ALA – PDT đem lại kết quả cao khi điều trị, là một trong những phương pháp chữa trị mới và hiện đại nhất hiện nay, phương pháp ứng dụng cục bộ Photosenitizer. Phương pháp kích thích phản quang ALA – PDT sản sinh ra các oxy singlet chiếu tia huỳnh quang lên các tổ chức mầm bệnh nhằm phá hủy các khối u nhú sùi mào gà, ngăn chặn virus tiếp tục gây tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Với phương pháp chữa trị này sẽ loại bỏ các tổ chức gây bệnh kích thích sự hồi phục của các tế bào mới mà không bị ảnh hưởng bởi các khuẩn gây bệnh.
Phương pháp chữa trị được kết hợp với sử dụng thuốc uống giúp tăng cường hệ miễn dịch và vô hiệu hóa các virus gây bệnh từ bên trong cơ thể thúc đẩy nhanh quá trình điều trị đồng thời ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.
Ưu điểm của phương pháp ALA-PDT
Hiệu quả cao: Phương pháp ALA-PDT có thể xác định chính xác vị trí của nốt sùi giúp loại bỏ mầm bệnh hiệu quả hơn. Điều trị tận gốc, giúp tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa tái phát, tỉ lệ thành công lên tới 90%.
Độ an toàn cao: Với kĩ thuật dùng ánh sáng huỳnh quang trong quá trình điều trị, không dùng dao kéo truyền thống nên trong quá trình ít xảy ra biến chứng, ít chảy máu, không ảnh hưởng đến các phần da lành tính khác.
Thời gian phục hồi nhanh: Do vết thương nhỏ nên thời gian phục hồi nhanh, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, không để lại sẹo.
Hạn chế tái phát: Với nguyên lý sản sinh ra một lượng tia huỳnh quang có thể chiếu thẳng đến các tế bào chứa virus gây bệnh phá hủy cấu trúc gen để từ đó ngăn chặn hoạt động và sự phát triển của virus hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bệnh tái phát.
Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi
Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết thời gian điều trị bệnh sùi mào gà hay đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Hai yếu tố chính là:
– Kỹ thuật được áp dụng trong điều trị sùi mào gà đó là áp lạnh, đốt điện, đốt laser và ALA-PDT. Trong đó ALA-PDT là phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả nhất, cũng là phương pháp cho thời gian điều trị bệnh sùi mào gà ngắn nhất.
– Tình trạng bệnh lý: Khi các mụn sùi mới xuất hiện, đơn lẻ và chưa từng nhiễm trùng thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên đơn giản hơn, điều trị sùi mào gà sẽ nhanh lành. Ngược lại, nếu ở mức độ nặng thì các mụn sùi sẽ lan rộng và liên kết thành từng mảng trông như súp lơ hoặc mào gà thì thời gian điều trị bệnh sùi mào gà sẽ lâu hơn.
Nhìn chung, thời gian điều trị bệnh sùi mào gà không cố định. Nếu như bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thời gian điều trị sẽ nhanh hơn. Ngược lại, nếu bệnh được phát hiện muộn thì các bác sĩ điều trị buộc phải phân chia thành nhiều lộ trình khác nhau, điều này sẽ làm kéo dài thêm thời gian điều trị sùi mào gà.
Ngoài ra, sau khi đốt sùi mào gà xong, mụn sùi xuất hiện trên cơ thể bị tiêu diệt, bệnh nhân vẫn phải duy trì thuốc điều trị sùi mào gà theo chỉ định từ bác sĩ. Trong toàn bộ quá trình điều trị, người bệnh cần phải kiêng quan hệ tình dục để có hiệu quả trong khi điều trị sùi mào gà.
Xem thêm:
Dương vật mọc mụn thịt là bệnh gì